Hỏi đáp về
trẻ tự kỷ
Câu 1: Tại sao cháu không nói chuyện được?
1/ "Tôi có một đứa con trai năm nay 4
tuổi tên là Christopher, cháu bị mắc chứng tự kỉ và rất yêu âm nhạc. Khi nghe một
bài hát nào đó thì thể nào cháu cũng ngâm nga theo điệu nhạc. Ngạc nhiên ở chỗ
là cháu nghe bài hát tuy chỉ mới lần đầu nhưng có thể ngâm nga hát theo ngay
khi bài hát kết thúc. Con tôi không nói chuyện được. Tại sao cháu lại không nói
chuyện được? Anh chị có thể cho tôi lời khuyên làm sao để có thể giúp con tôi
nói chuyện được không? Cám ơn đã dành thời gian xem qua câu hỏi của tôi."
Irene
Trả
lời: Kerry Hogan, Chuyên viên trị liệu tâm lý giáo
dục, trung tâm Chapel Hill TEACCH
Cám ơn câu hỏi của
bạn, Irene. Phải thừa nhận là tôi luôn bị quyến rũ khi nghe những giọng hát tập
tễnh đầu tiên của trẻ. Nếu phải đưa ra một sự đảm bảo chắc nịch nào đó thì tôi
tin chắc là hầu như những đứa trẻ này đều đang nói đấy thôi nhưng tôi biết là
chúng ta cảm thấy rất nản khi cứ nghe chúng hát nhưng thật sự chúng lại không
trò chuyện được với chúng ta.
Điểm then chốt
thực sự của vấn đề này là "khả năng giao tiếp" theo nghĩa rộng của từ.
Con trai của bạn có thể phát ra một vài từ trong khi bé đang ngâm nga hoặc bắt
chước một giai điệu nào đó nhưng có lẽ bé lại không nhận ra rằng các từ ngữ
trong bài hát giống y chang những từ mà người ta sử dụng khi nói chuyện với
nhau. Hãy tưởng tượng khi bạn học một bài hát, "Frere Jacque". Bạn có
thể nhận biết tất cả các âm thanh để hát lại bằng tiếng Pháp, nhưng bạn không
có cảm giác gì về lời bài hát, hoặc không hiểu bài hát nói về cái gì. Nhiều trẻ
em mắc chứng tự kỉ, thích nghe nhạc, học các giai điệu và thậm chí cả lời bài
hát nhưng đối với chúng điều này cũng giống như là học một bài hát mà không biết
ngôn ngữ đó là gì.
Mặc dù con trai
bạn không nói được nhưng có lẽ bé cũng có thể giao tiếp được bằng nhiều cách.
Bé có thể kéo tay dẫn bạn đi, chỉ cho bạn thấy nhiều thứ, mang đến cho bạn những
đồ vật mà bé muốn, la lên khi nổi cáu, và hát khi cảm thấy vui. Cách nhanh nhất
để chuyển những hành động giao tiếp thành ngôn ngữ là lợi dụng vào những cách
thức mà bé đã và đang giao tiếp. Nếu bé mang đến cho bạn chùm chìa khoá xe hơi
khi bé muốn đi công viên, thì bạn hãy mang theo tấm hình có cảnh công viên và lặp
lại từ "công viên" khi bạn cho bé thấy tấm ảnh. Sử dụng bất kì thông
tin nào liên quan đến hình ảnh để bổ nghĩa cho ngôn ngữ trong môi trường mà
mang nhiều ý nghĩa đối với bé qua đó bé có thể bắt đầu kết hợp các từ lại bằng
những cách thức mà mình đã và đang sử dụng hàng ngày. Hãy cố duy trì ngôn ngữ
phát ra của bạn được rõ ràng và phải chắc chắn sử dụng các từ ngữ và cụm từ đồng
nhất để bé có thể bắt đầu ghi nhớ những từ, cụm từ này trong những tình huống
tương tự khi bé bất chợt nghe được.
Mặc dù bạn có thể
sử dụng những phương pháp khác để phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cho bé nhưng
tôi sẽ không muốn bạn bỏ qua tất cả sự quan tâm về âm nhạc. Tôi đã dạy một số từ
qua việc hát cho trẻ nghe. Tuy nhiên, những gì tôi thực hiện ở đây là chọn những
bài hát ngắn gọn mang đầy ý nghĩa mà tôi có thể kết hợp thông tin bằng hình ảnh
sao cho lời bài hát thực sự có mối liên hệ chặt chẽ với việc giao tiếp chứ
không chỉ là hát không. Nếu con trai bạn thích trò chơi ghép hình, hãy lấy một
trong những bộ ghép hình mà bé thích và không đưa hết các miếng ghép cho bé.
Khi bé cần một miếng ghép mới, hãy hát một cụm từ ngắn đại loại như, "Tôi
cần thêm", và xem xem bé có bắt chước hay không. Đưa cho bé mảnh ghép cho
dù bé có bắt chước hay không bắt chước câu nói của bạn vì việc cố gắng giao tiếp
trong lúc này chỉ mang hình thức vui nhộn và khuyến khích. Lặp lại trò chơi này
vào giờ ăn nhẹ hoặc trong các tình huống khác mà bé có thể sử dụng cụm từ trên
Tạo ra nhiều cơ
hội giao tiếp trong ngày và thử sử dụng các phương án như các bài hát, tranh ảnh,
đồ vật cũng như trò chuyện để xem cách nào có ý nghĩa và tạo nên sự quan tâm
nhiều nhất đối với con trai bạn. Sử dụng một số biện pháp kết hợp các phần trợ
giúp trong ngôn ngữ sẽ kích thích sự quan tâm của bé trong việc giao tiếp. Một
số bậc phụ huynh lo ngại việc sử dụng tranh ảnh và các đồ vật sẽ ngăn cản quá
trình giao tiếp của trẻ nhưng chúng tôi đã nhận thấy rằng sự thật lại đi ngược
với những gì mà các bậc phụ huynh nghĩ. Một khi bé quan tâm và hiểu rằng sự
giao tiếp giống như một quá trình thì có thể nói ngôn ngữ đang sắp sửa ngấm vào
tâm trí bé
Cuối cùng, mặc
dù điều này không chính xác liên quan đến câu hỏi của bạn về quá trình giao tiếp
của bé nhưng tôi muốn đề cập thêm về một vấn đề, đó là về âm nhạc. Tôi đã làm
việc với nhiều trẻ em có niềm đam mê âm nhạc rất lớn và luôn bị thúc đẩy một
khi chúng có cơ hội thưởng thức và trình diễn âm nhạc. Đối với những đứa trẻ
này, tôi nghĩ đây là một lợi ích tuyệt vời mà có thể được phát triển thành những
cơ hội giải trí và dễ gần gũi biết đâu được sẽ có thể kéo dài đến mãi về sau.
Chơi đùa với âm nhạc. Lắng nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, tạo ra các nhạc
cụ riêng cho mình, học các đoạn nhạc của các ca khúc nổi tiếng, đi dến các buổi
hoà nhạc trong công viên, hoặc sử dụng nhiều phương pháp để kết hợp âm nhạc vào
cuộc sống của con bạn. Tất cả chúng ta đều cần có các sở thích và nhiều mối
quan tâm để làm cho cuộc sống của mình ngày càng có ý nghĩa hơn và qua việc này
có vẻ như đang có một sự quan tâm rất thú vị đang nung nấu trong con bạn.
Câu 2: Làm sao để giảm bớt khuynh hướng sử dụng biệt
ngữ ở trẻ?
2/
"Xin chào. Con trai tôi năm nay được 5 tuổi và được chẩn đoán là mắc chứng
tự kỉ. Khả năng ngôn ngữ của bé đang diễn tiến rất thuận lợi nhưng bé vẫn còn sử
dụng biệt ngữ trong lời nói, mặc dù chứng nhại lời của bé đã biến mất từ năm
ngoái. Các chuyên viên có thể nào cho tôi một lời khuyên là tôi phải làm gì để
giảm bớt khuynh hướng sử dụng biệt ngữ của bé. Điều này đang cản trở rất nhiều
đến khả năng tương tác xã hội và làm giảm sự tự tin của bé khi nói chuyện với
người khác. Tôi không nghĩ nó liên quan đến sự lo lắng như đã được đặt ra trong
giả thiết vì hiện tượng sử dụng biệt ngữ xảy ra trong các trường hợp mà bé hoàn
toàn thoải mái, trong chính môi trường quen thuộc của bé và dựa trên chính ngôn
từ mà bé phát ra. Xin cám ơn rất nhiều." VE
Trả lời: Tiến sĩ. Pam DiLavore, Trưởng khoa trị liệu tâm lí
giáo dục, trung tâm Raleigh TEACCH
Chứng sử dụng biệt
ngữ và nhại lời đều là những hiện tượng rất thú vị. Trong một lúc nào đó, những
người làm việc với trẻ em mắc chứng tự kỉ đều nghĩ rằng chứng sử dụng biệt ngữ
và nói nhại đã làm cho bọn trẻ mất đi khả năng diễn đạt một cách tự nhiên và cởi
mở. Nhiều cuộc nghiên cứu đã qua đều cho thấy một điều rằng các cách sử dụng biệt
ngữ và nói nhại có thể là một phần quan trọng trong quá trình học tập cách sử dụng
ngôn ngữ để giao tiếp.
Thông thường khi
trẻ tuôn ra một tràng biệt ngữ thì chúng ta có thể nghe thấy một số từ mang ý
nghĩa nằm rải rác ở đâu đó trong câu. Khi trẻ lớn lên và hiểu thêm nhiều về mối
quan hệ giữa âm thanh và câu chữ và giữa câu chữ với ngữ nghĩa, thì chúng tôi
thường thấy trẻ bớt sử dụng biệt ngữ hơn và thay vào đó là nhiều câu từ dễ hiểu.
Giả thiết của tôi sẽ là suy nghĩ về phương thức tốt nhất và thiết thực nhất để
cho con bạn có thể giao tiếp ngay bây giờ. Nếu bé sử dụng các ngôn từ thường
xuyên không được cởi mở, bạn có thể sử dụng tranh ảnh để gợi ý về những chủ để
mà bé đang nói đến hoặc từ mà bé muốn sử dụng. Điều này rất khác với việc sử dụng
tranh ảnh làm hình thức giao tiếp chính như nhiều đứa trẻ khác đã thực hiện;
đúng hơn là; tranh ảnh là những sự gợi ý trực quan nhằm giúp gợi ý ngôn ngữ lời
nói. Điều quan trọng nhất là phải hình thành một hệ thống giao tiếp mà thật sự
thiết thực dành cho con bạn. Theo thời gian, bạn có thể dựa vào hệ thống đó và
phát triển hơn nữa ngôn ngữ bằng lời nói.
Trong thời gian
này, bạn có thể đáp lại các câu biệt ngữ nếu bạn muốn đối với bất kì sự đàm
phán xã hội nào khác. Nếu bạn hiểu được ẩn ý mà bé gắn vào các câu biệt ngữ là
gì thì hãy thì hãy đáp lại ý đó như thể bé đã sử dụng những từ bình thường. Nếu
bạn không thể nói hoặc nếu như không có ẩn ý nào kèm theo trong câu thì bạn hãy
đáp lại bằng một thái độ vui nhộn và dễ gần gũi cũng như cố gắng khuyến khích
những người khác làm điều tương tự như vậy.
Câu
3: Các hoạt động vòng tròn ở tuổi mẫu giáo
3/ "Tôi
đang rất tò mò về bất kì hoạt động vòng tròn nào mà các giáo viên có thể sử dụng
cho lứa tuổi mẫu giáo còn chưa biết bắt chước. Chúng tôi đang tiến hành các thử
nghiệm riêng rẽ và tôi nhận thấy thật chán nản. Tôi cũng rất lấy làm ngạc nhiên
về tỉ lệ cô trò trong lớp học mầm non khi triển khai các kế hoạch trong ngày.
Cám ơn, website của bạn đã mang lại cho tôi niềm cảm hứng mới rất cần thiết!"
Bev
Trả
lời: Jane Mather, M.Ed., Giáo viên mầm non
Trẻ nhỏ xem ra
có sự biến chuyển rất lớn khi tham gia vào trò chơi chuyển động vòng tròn mà được
tổ chức một cách nhất quán hàng ngày. Bằng cách lặp lại tương tự các hoạt động
vòng tròn hàng ngày, trẻ em sẽ bắt đầu trở nên quen dần với sự mong đợi của bạn
và bắt đầu bắt chước những hành động của bạn..
Ví dụ, bạn có thể
suy nghĩ về cách khởi động một trò chơi chuyển động vòng tròn bằng một bài hát
chào buổi sáng thật lôi cuốn để thu hút sự quan tâm của trẻ rồi đến bắt tay hoặc
vẫy tay chào từng em một khi bạn hát cho các bé nghe. Làm sao để cho bé có thể
tự vẫy tay và/hoặc nói "Xin chào" khi chúng nhận được sự hỏi thăm từ
bạn
Bạn có thể dạy học
sinh cách nhận dạng tên được viết qua một hoạt động nhanh gọn mà mỗi trẻ đều nhận
được bảng tên của mình và gắn vào một tấm hình tương thích trên một biểu đồ xin
chào. Bằng cách này các em sẽ được học để làm theo sự hướng dẫn và tham gia một
cách độc lập.
Bạn cũng có thể
đưa vào một hoạt động Thời Tiết bằng bảng nỉ mà ở đây trẻ có thể chọn ra các miếng
ghim hình mặt trời, mây, hoặc giọt mưa,... sau khi bạn xác định cho trẻ biết về
thời tiết trong ngày. Trong trò chơi này, các em đang học các khái niệm nhưng
không phải theo sự hướng dẫn để có thể hoàn tất thành công.
Bên cạnh đó, để
thu hút sự chú ý của các em và giúp chúng học được các kĩ năng vui nhộn mới bạn
có thể đưa vào một hoạt động giác quan chẳng hạn như thổi bong bóng, bật tắt
đèn pin hoặc vẫy các khăn choàng mềm quanh các em trong một trò chơi gọi là ú
oà. Minh hoạ một động tác nhanh của con rối và tiếp theo là cho từng em mặc đồ
cho búp bê. Sử dụng một hộp mò tìm bí mật mà các bé sẽ bỏ tay vào bên trong để
nhận diện và phản hồi món đồ mà chúng rút ra. Giới thiệu một câu chuyện hoặc một
bài thơ đơn giản và mô phỏng lại nó trên một bảng nỉ.
Một ý tưởng khác
đối với trò chơi chuyển động vòng tròn là chứng minh cách sử dụng một món đồ
chơi mới rồi để lần lượt cho từng bé thử. Ví dụ như nếu bạn có một bộ đồ chơi
xe lửa mới thì từng bé sẽ chờ đến lượt để đẩy chiếc xe lửa quanh đường rầy.
Trong trò chơi này, bạn phải xác định một hoạt động được tổ chức rõ ràng qua đó
có thể dạy bé chơi một cách thích hợp.
Một số ý tưởng
khác bao gồm việc tiến hành trò chơi qua những ngón tay, hoặc quăng các túi đậu
vào trong thùng chứa. Nếu các bé không thể thực hiện các hoạt động trên hãy
giúp các em vượt qua điều này bằng cách khích lệ chúng. Khi các em hiểu được sự
kì vọng từ phía bạn thì chúng sẽ tự mình tham gia, đó là bước đầu tiên trong
cách học làm theo người khác (bắt chước).
Thực hiện Trò
Chơi Chuyển Động Vòng Tròn trong khoảng 10 phút. Dành ra khoảng 2 phút để tiến
hành một trong các hoạt động phụ sau (các hoạt động về thể chất, thời tiết, hát
1 bài hát, điểm danh). Hãy kết thúc hoạt động khi mức hưng phấn của trẻ đang
lên cao độ vì thế chúng sẽ rất khao khát để tham gia các hoạt động trong ngày
hôm sau.
Để trả lời cho câu hỏi về tỉ lệ cô trò
trong 1 lớp thì tôi nhận thấy là tỉ lệ 6 trẻ / 1 giáo viên cộng với một người
trợ giảng nữa là tốt nhất.
Câu 4: Can thiệp trẻ có vấn đề thính giác và
trí nhớ
"Xin
chào. Con gái tôi năm nay 4 tuổi, vừa được chẩn đoán là mắc phải vấn đề nghiêm
trọng về thính giác, khả năng xử lý và trí nhớ kém. Tôi phải làm gì với bé để
giúp nó khá hơn?" Audrey
Trả
lời: Susan Osborne, Tiến sĩ, Điều phối viên, thuộc
chương trình Graduate Program in Special Education, Đại học North Carolina
Đầu tiên, chúng
tôi khuyên bạn nên hợp tác chặt chẽ với một chuyên gia về ngôn ngữ và lời nói
(chuyên viên thính lực và nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ và lời nói) những
người có nghiệp vụ bao quát về trẻ em vì con gái bạn có thể cần được trang bị
các dụng cụ trợ thính. Chuyên viên thính lực có thể trợ giúp bạn và con gái bạn
tận dụng hết khả năng thính giác còn lại của bé
Nếu không biết
thêm về khả năng chẩn đoán, thì thật khó để đưa ra thêm nhiều lời khuyên cụ thể,
nhưng dưới đây sẽ là một số đề xuất mà có thể giúp:
• Đảm bảo là bạn đang nói chuyện trực tiếp
với con gái của bạn và bé đang nhìn trực tiếp vào mặt bạn khi bạn nói.
• Biết được sự cạnh tranh tạp âm và giữ nó ở
mức tối thiểu khi bạn đang đọc hay giao tiếp với bé (không có TV, radio vv...)
• Đưa ra những hướng dẫn và giải thích cũng
như dạy những từ mới trong các câu ngắn và cho bé diễn giải những gì mà bạn
nói.
• Chơi các trò chơi trí nhớ đơn giản.
Distar Language (từ các nhà xuất bản SRA) bao gồm các hoạt động mà có thể làm
việc dựa trên nhiều khía cạnh phát triển ngôn ngữ.
Câu 5: Con tôi thường bị than phiền vì khả
năng chú ý kém!
"Tôi
không chắc thuật ngữ chính xác là gì nhưng nó có thể là hình tượng khái niệm.
Con trai tôi có các kĩ năng đọc và phát âm rất tốt; tuy nhiên, không phải lúc
nào bé cũng có thể trả lời hoặc sắp xếp theo chuỗi trình tự các sự kiện từ một
câu chuyện đã được đọc. Nếu đó là một đoạn video, cháu sẽ thuật lại cực tốt. Với
tư cách là một bậc phụ huynh hay một giáo viên thì chúng tôi có thể làm gì để
giúp cháu? Năm tới cháu sẽ lên lớp 4. Rất nhiều lần bé bị bắt gặp không chú ý
hoặc lắng nghe, nhưng chúng tôi cảm thấy điều này rất mâu thuẫn. Đâu phải cứ
không lắng nghe và chú ý là sẽ ảnh hưởng đến các môn học trong trường vì mọi thứ
đâu nhất thiết phải dựa vào kĩ năng đọc hiểu. Bất kì thông tin hay ý kiến nào
cũng sẽ được đánh giá đúng mực. Cám ơn." DH
Trả
lời: Kerry Hogan, Chuyên viên trị liệu tâm lý giáo
dục, trung tâm Chapel Hill TEACCH
Câu hỏi của bạn
liên quan đến sự phát triển nhận thức và đọc hiểu là một qui trình rất tốt. Đây
là một phạm vi học tập mang ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công trong
giáo dục nhưng không phải lúc nào cũng nhấn mạnh đến các học sinh mắc chứng tự
kỉ. Thông qua khả năng trực giác, hầu hết trẻ em đều biết rằng mục đích của việc
đọc là tiếp thu các thông tin về câu chuyện. Trước khi học đọc, thì những năm
tháng được mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ, xem TV hay chăm chú nhìn vào các quyển
sách đã dạy cho trẻ biết rằng một số thông tin trong câu chuyện còn quan trọng
hơn những cái khác. Các em học cách tìm kiếm thông tin rồi sử dụng thông tin đó
để rút ra những kết luận chung về ý nghĩa câu chuyện. Khi các em biết đọc thì
chúng tiếp tục tìm kiếm những thông tin đó.
Trẻ mắc chứng tự
kỉ sẽ không phải lúc nào cũng làm điều này. Chúng nghĩ rằng mấu chốt của việc đọc
là để giải thích các từ. Chúng yêu thích qui trình này và thường làm rất tốt
nhưng sau đó lại quên đi mục đích của các giá trị mà chúng đang đọc. Thậm chí
khi chúng đang cố gắng tập hợp các chi tiết trong câu chuyện thì lại gặp phải
khó khăn trong việc chọn lựa thông tin nào là quan trọng nhất. Việc quá chú trọng
đến các chi tiết thường làm cho trẻ không thấy được cái bao quát. Đây là một vấn
đề đã quá cũ mà người ta thường sử dụng câu nói "thấy rừng chứ không chỉ từng
cái cây". Vì vậy chúng ta phải làm gì?
1. Chọn ra các
thông tin quan trọng trong môi trường hoặc trong một câu chuyện đơn giản để
cùng đọc với trẻ. Chọn các chủ đề dễ hiểu, các loại sách tranh ảnh, hay thậm chí
là các đoạn phim sao cho con bạn không bị xao lãng quá nhiều bằng cách giải
thích và suy nghĩ về câu chuyện.
2. Viết các từ
"bắt đầu," "ở giữa," và "kết thúc" trên 3 miếng
ghi chú dính và cho con bạn đặt các miếng này vào đúng các phần của câu chuyện mà
trẻ nghĩ là sẽ khớp với từng nhãn.
3. Cắt các mẫu
truyện tranh ra và xáo các mẫu này để trẻ thực hiện việc sắp đặt lại theo trình
tự.
4. Tạo ra các sơ
đồ hay các liên kết lưới của mẫu truyện mà sẽ giúp trẻ phác thảo các thông tin
quan trọng trong câu truyện đó. Ví dụ, Một sơ đồ hình lưới của câu truyện phải
trông giống như thế này:
Đây là một chiến
lược tổ chức mang tính trực quan nhằm giúp các học sinh lựa chọn xem thông tin
nào quan trọng nhất trong văn bản rồi sau đó sắp xếp các thông tin này dưới dạng
các chủ đề cụ thể. Bạn có thể định rõ loại chiến lược hầu như trong bất kì trường
hợp nào. Nếu con bạn phải viết một câu truyện về kì nghỉ hè, bé có thể điền vào
một nhánh lưới đầu tiên, ghi ra 3 điều mà bé sẽ thực hiện, 3 điều mà bé muốn thực
hiện, ai sẽ là người đi cùng bé, và những điều thú vị nhất về mùa hè. Một khi bạn
đã hình dung ra được mẫu phân tích thông tin thì bạn có thể tiến hành thực hiện
trong bất kì trường hợp nào. Khi bạn đón bé đi học về hãy hỏi bé những câu hỏi
"Con đã làm gì trong thời gian đầu của buổi học? Giữa buổi học thì sao? Cuối
ngày con làm những gì nè? Con thấy một ngày kết thúc như thế nào?" Khi bạn
nói với bé về một ngày của mình hãy sắp xếp những chuỗi sự kiện đó theo những
câu hỏi bên trên để trẻ bắt đầu thấy thông tin đó hiệu quả sắp xếp như thế nào.
5. Khi bé được
giao nhiệm vụ đọc hết một chương truyện hoặc cuốn sách giáo khoa rồi kể lại nội
dung vừa đọc thì giáo viên của con bạn nên phân nhỏ nhiệm vụ ra thành các bước
nhỏ, chính xác là các khía cạnh nào của văn bản nên được nhấn mạnh. Trong một
bài tập về núi lửa các học sinh khác được hỏi là, "Tóm tắt chương nói về
núi lửa trong sách khoa học của bạn". Các học sinh mắc chứng tự kỉ sẽ thực
hiện tốt hơn nếu được hỏi để viết một vài tóm lược ngắn về mỗi phần trong
chương. Ví dụ, một nhiệm vụ được cho là thành công đối với học sinh mắc chứng tự
kỉ có thể là:
Viết 3 câu để cho biết núi lửa là gì
Viết 2 câu về nơi mà các học sinh có thể
tìm thấy núi lửa.
Viết 4 câu nêu lý do tại sao núi lửa lại
phun trào
Viết 2 câu về phần mà các học sinh yêu
thích nhất trong chương
6. Yêu cầu các
giáo viên của con bạn cho phép viết vào sách giáo khoa của bé. Tô đậm thông tin
quan trọng trong văn bản (bao gồm các đề mục và những sự gợi ý bằng văn bản đối
với thông tin quan trọng). Điều này sẽ giúp con bạn bắt đầu tìm kiếm thông tin
nào là quan trọng nhất.
Chúc may mắn! Việc chuyển từ phương pháp "học để
đọc" sang "đọc để học" là một thủ thuật đối với các học sinh mắc
chứng tự kỉ và sẽ là một quá trình dài, nhưng các chiến lược trực quan và khả năng
thực hiện sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến.
Câu
6: Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định
"Con trai tôi chỉ vừa lên 7 và chúng tôi đã bắt đầu
tập cho bé cách dùng bô và bé đang thực hiện rất tốt... nhưng chẳng bao giờ làm
đúng trong toilet mà luôn ị ra quần. Làm sao mà tôi có thể cho bé đi ị trong
toilet? Tôi rất muốn tìm một vài tranh ảnh để cho be thấy tình huống trên,
nhưng thật không thể." Patty
Câu trả lời: Tiến sĩ Pam
DiLavore, Trưởng khoa trị liệu tâm lý giáo dục, trung tâm Raleigh TEACCH
Đi vệ sinh trong
bô đã từng là một thử thách đối với nhiều trẻ em bị mắc chứng tự kỉ và các bậc
phụ huynh của chúng. Thậm chí những đứa trẻ được tập đi tiểu đều đặn cũng gặp
phải những khó khăn với việc tập đi đại tiện. Đôi khi chúng không kết hợp được
2 hành động vì thế chúng có suy nghĩ là nhà vệ sinh chỉ để tiểu tiện chứ không
phải để đại tiện. Một vài trẻ em có khuynh hướng nín mỗi khi đi đại tiện vì một
vài lý do chẳng hạn như mỗi lần đi thì không thoải mái, muốn bám vào các thói
quen hàng ngày, hoặc kháng cự lại sự thay đổi khi phải sử dụng quần lót/tã lót
khi đi toilet. Ý tưởng sử dụng một bức tranh minh hoạ về qui trình đại tiện như
vậy là rất tốt. Có một cuốn sách dành cho trẻ với tựa đề là "Everyone
Poops" mà có nhiều hình ảnh hay về tất cả các loài động vật, hình ảnh trẻ
đang đại tiện. Đó là một nguồn tài nguyên rất tốt. Cũng có những cuốn sách dành
cho trẻ em về quá trình tập cho trẻ đi vệ sinh mà trong đó có những tranh ảnh rất
bổ ích. Ngoài tranh ảnh ra, bạn cũng có thể thử một vài ý tưởng khác.
1. Chọn một thời
điểm trong ngày để cho trẻ đi vệ sinh. Có thể là mỗi ngày tiến hành vào cùng 1
thời điểm. Nếu con bạn đi vệ sinh khá thường xuyên thì bạn nên chọn một thời điểm
gần với lúc mà bé thường đi (có thể là sớm hơn một chút để kịp lúc bé đi). Nếu
bé không đi thường xuyên hoặc bé không đi mỗi ngày, bạn có thể chọn thời điểm
là ngay sau bữa ăn. Đây cũng là lúc khi bạn không có nhiều thứ để làm. Bạn có
thể thoải mái và đừng quá vội vã trong lúc này để giúp con mình được thư giãn.
2. Con bạn có uống
thức uống được làm lạnh (nước trái cây hoặc nước lọc) trước khi đi vệ sinh
không? Các thức uống được làm lạnh giúp kích thích bao tử đặc biệt là ngay sau
bữa ăn.
3. Trong khi bé
đang ngồi trên bồn cầu, bạn có thể cho bé cầm một món đồ chơi nếu bé muốn. Một
vài bậc phụ huynh cho trẻ đọc sách trong thời gian đi vệ sinh nhưng tôi lo ngại
rằng nhiều lúc bé có thể bị lẫn lộn đối với những gì lẽ ra mà bé nên làm. Thông
điệp chính mà bạn muốn gửi đến bé đó là "con ngồi bô để đi vệ sinh"
chứ không phải ngồi để đọc sách hay chơi đồ chơi.
4. Thiết lập đồng
hồ khoảng 5 phút. Tôi đã thử để trẻ ngồi trong toilet lâu hơn, nhưng thường thì
tôi nhận thấy một điều là nếu một người nào đó muốn đi vệ sinh thì họ sẽ làm điều
đó rất nhanh chóng. Nhưng nếu họ không muốn đi hay cứ thử đi và bắt đầu ngồi
trong khoảng vài phút thì có lẽ họ sẽ không thể nào đi được. Có một chút khác
biệt đối với việc tập cho bé tiểu tiện bởi vì đằng nào thì bé cũng có thể đi tiểu
mà không cần phải cố gắng. Đối với hầu hết mọi đứa trẻ, thực sự các em phải cố
gắng trong việc sử dụng các cơ để rặn.
5. Nếu con bạn đại
tiện xong, cho trẻ đứng dậy một cách nhanh chóng; Trẻ không nên tiếp tục ngồi
sau khi đã đi xong. Vả lại điều này có thể gây rối cho trẻ khi chúng thắc mắc
lý do tại sao mà đi vệ sinh rồi mà mình vẫn tiếp tục ngồi. Bạn có thể dành tặng
cho trẻ một sự tán dương (chẳng hạn như một viên kẹo đặc biệt) - những thứ mà
trẻ xứng đáng được nhận vì hành động của mình.
6. Nếu con bạn
không chịu đại tiện, hãy cho trẻ đứng dậy khi đồng hồ hết giờ. Đừng dành tặng
bé những lời khen ngợi nào cả nhưng phải đảm bảo là bạn không được la mắng bé.
Nói với bé những câu đại loại như là, "Được rồi, thời gian đã hết, chúng
ta sẽ thử lại vào ngày mai."
7. Khi trẻ đại
tiện trong quần, hãy dẫn bé vô nhà tắm, giúp bé cởi quần, và (nếu có thể) đổ
phân vào trong cái bô. Bạn có thể nói là "Cái gì như phân ở trong cái bô ấy
nhỉ". Đảm bảo là bé thấy được những gì đang xảy ra và biết được là mình sẽ
phải làm gì. Mặc dù đôi lúc điều này làm cho bạn rất bực mình nhưng quan trọng
là bạn phải bình tĩnh và nhận thức được vấn đề. Dù có như thế nào đi chăng nữa
thì cố gắng không được la trẻ. Bằng mọi cách cho con bạn thấy được ý thức trách
nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh cho chính bản thân và thay đồ cho bé.
8. Nếu con bạn
không theo quy tắc và gặp khó khăn trong khi đi tiêu hoặc đi chỉ có một lần
trong 2 đến 3 ngày thì bạn nên thử cho bé ăn những món có nhiều chất xơ như
bánh nướng xốp hay ngũ cốc, hoặc ăn thêm nhiều trái cây. Nếu đây là một vấn đề
mãn tính, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những phương pháp để giúp con bạn
có thể đi tiêu đều đặn hơn. Qui trình tập cho bé ngồi bô sẽ dễ dàng hơn rất nhiều
nếu như con bạn có khả năng đi tiêu đều đặn mỗi ngày.
Theo
http://www.do2learn.com/disabilities/asktheexperts/overviewmain.htm
1 nhận xét:
Dhe Awards Ceremony will take place at 7:30 pm, Friday, January 9 at the Herbst Theater in San Francisco. Its an elegant, old world theater with 900 seats that will help give the awards the air of importance we believe they deserve. General admission tickets will be released in December. When angry count four; when very angry, swear. Mark Twain 1835 1910 Take That Tickets and RAC Motoring Services
I'm having a weird problem I cannot seem to be able to subscribe your rss feed, I'm using google reader by the way.
I have been surfing online more than three hours today, yet I never found any interesting article like yours. Its pretty worth enough for me. In my opinion, if all webmasters and bloggers made good content as you did, the internet will be much more useful than ever before.
OLANSI FACTORY
Đăng nhận xét