Ý nghĩa pháp lý của bản đồ cổ về Trường Sa, Hoàng Sa:
Việt Nam liên tục thực thi chủ quyền
TT - Trong tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các luận cứ của VN và Trung Quốc trước hết dựa vào quyền phát hiện và chiếm hữu đối với lãnh thổ vô chủ (terra nullius).
Người dân thủ đô Hà Nội xem tấm bản đồ của Trung Quốc (năm 1904) chứng minh điểm cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam - Ảnh: VIỆT DŨNG |
"Việc thu thập các tư liệu, bằng chứng lịch sử, trong đó có các bản đồ hành chính do nhà nước Trung Quốc công bố không bao gồm Hoàng Sa - Trường Sa, là việc làm hữu ích và cần thiết để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh pháp lý trong tương lai. Đó là cơ sở giúp chúng ta dựa vào luật pháp quốc tế để phản bác những luận cứ và yêu sách vô lý của Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo này"
Nguyễn Thái Linh
|
Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thật sự còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus), nghĩa là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ. Các bằng chứng lịch sử của Trung Quốc về quyền phát hiện và chiếm cứ hiệu quả hai quần đảo vốn rất ít ỏi và không vững chắc. Trung Quốc chưa bao giờ chứng minh được một sự chiếm cứ thông thường, một sự quản lý hành chính hữu hiệu hay một sự kiểm soát chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đến tận khi Thế chiến hai kết thúc.
Một trong những cách thể hiện ý chí thực thi chủ quyền đối với một lãnh thổ là thể hiện nó trên bản đồ hành chính của nhà nước. Việc các bản đồ cổ của Trung Quốc, trong đó có tấm bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc công bố năm 1904 được thực hiện dưới thời nhà Thanh, không bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy nhà nước Trung Quốc không coi các quần đảo này là một phần lãnh thổ của mình, không quản lý hành chính và không thể hiện ý chí chiếm hữu chúng.
Cho đến năm 1947, hầu hết bản đồ Trung Quốc đều thể hiện cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Chúng cho thấy luận cứ của Trung Quốc dựa trên quyền chiếm hữu lãnh thổ vô chủ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có đầy đủ các yếu tố vật chất và tinh thần, không đáp ứng được yêu cầu của luật pháp quốc tế. Đây đồng thời cũng là bằng chứng phản bác lại yêu sách của Trung Quốc đối với chủ quyền trên biển Đông theo bản đồ đường lưỡi bò mà họ gọi là”ranh giới lịch sử”, một khái niệm hoàn toàn không được luật pháp quốc tế công nhận.
So sánh với các bằng chứng của Trung Quốc, luận cứ của VN vững chắc hơn nhiều. Các tài liệu chính thức của nhà nước VN từ thế kỷ 17 như Đại Nam thực lục tiền biên (1600-1775), Toàn tập Thiên Nam thống chí lộ đồ thư (1630-1653), Phủ biên tạp lục (1776), Đại Nam thực lục chính biên (1848), Đại Nam nhất thống chí (bộ sách địa lý lịch sử chung của Đại Nam 1865-1882), Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876)... cho thấy từ thế kỷ 16, nhà nước VN đã thực thi liên tục chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa.
Điều quan trọng là việc thực thi chủ quyền này diễn ra hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, và có đầy đủ cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần.
NGUYỄN THÁI LINH
(thạc sĩ Công pháp quốc tế, Quỹ nghiên cứu biển Đông)
(thạc sĩ Công pháp quốc tế, Quỹ nghiên cứu biển Đông)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin về bản đồ Trung Quốc 1904
Trong hai ngày 26 và 27-7, các báo mạng Trung Quốc là Tân Lãng và Ngôi Sao Chứng Khoán đã cho dịch lại và đăng tải gần như toàn bộ nội dung liên quan đến tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” từ thông tin của Tuổi Trẻ và các tờ báo khác tại VN. “VN tự xưng tìm được bản đồ cổ đời nhà Thanh, nói Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa) thuộc về VN?” là tựa đề bài viết trên mạng Quân sự của báo Tân Lãng.
Trong nội dung bài, Tân Lãng và Ngôi Sao Chứng Khoán đăng lại hình ảnh gốc của tấm bản đồ và dùng nguyên văn cụm từ “quần đảo Hoàng Sa” và “quần đảo Trường Sa”. “Bản đồ được vẽ và xuất bản thời kỳ nhà Thanh của Trung Quốc năm 1904, trong đó ghi chép cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng (báo Trung Quốc gọi tiến sĩ Mai Hồng) sẽ tặng tấm bản đồ cho viện bảo tàng lịch sử quốc gia” - Tân Lãng viết.
Tân Lãng thừa nhận “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” năm 1904 xuất bản tại Thượng Hải, được tái bản năm 1910 và dẫn lại lời phát biểu của nhà sử học Dương Trung Quốc rằng tấm bản đồ là “một nhân tố mới” trong cuộc đấu tranh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Trang mạng này còn dẫn nguyên văn lời các chuyên gia khác của VN
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét