Chào mừng bạn!

Chào mừng bạn!

Chào mừng bạn!

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Văn Ngọc Tú chia tay Olympic ngay sau trận đầu


Olympic London 2012:
Văn Ngọc Tú chia tay Olympic ngay sau trận đầu
 Võ sĩ Judo, người lãnh ấn tiên phong của đoàn VN, Văn Ngọc Tú đã phải dừng bước ở ngay trận đầu tiên ở nội dung -48kg nữ.
Võ sĩ Văn Ngọc Tú trong một trận đấu - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ
Đối thủ của Văn Ngọc Tú trong trận đấu này là võ sĩ Sarah Menezes đến từ Brazil. Trong trận này, Văn Ngọc Tú đã không ghi được điểm nào, trong khi Menezes có được hai điểm Yuko. Ngoài ra Văn Ngọc Tú còn bị hai điểm phạt trong khi Menezes chỉ bị một điểm phạt.
Sau khi loại Văn Ngọc Tú, Sarah Menezes - người được đánh giá khá cao ở hạng cân này - đã loại tiếp một đối thủ đến từ Pháp, giành quyền vào tứ kết.
* Ở môn bơi lội cự ly 400m hỗn hợp cá nhân nữ, kình ngư trẻ Nguyễn Thị Ánh Viên đã về nhất ở lượt bơi vòng loại của mình với thời gian 4:50.32. Tuy về nhất ở đợt bơi của mình, nhưng thành tích của Ánh Viên so với các vận động viên ở những đợt bơi còn lại là rất thấp.
Người về nhất ở các đợt bơi vòng loại khác đều có thành tích dao động từ 4:31 đến 4:43. Thậm chí có đợt bơi vòng loại, vận động viên về chót đạt thành tích đến 4:45.80.

Chủ tịch VN hội đàm với Tổng thống Nga


Chủ tịch VN hội đàm với Tổng thống Nga

Cập nhật: 11:33 GMT - thứ sáu, 27 tháng 7, 2012
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Vladimir Putin
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa có cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin tại khu nghỉ mát Sochi, trên bờ Hắc Hải hôm thứ Sáu 27/7.
Ông Sang hiện đang ở LB Nga trong chuyến thăm chính thức kếo dài 5 ngày để thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực.

Trước đó, ông chủ tịch Việt Nam đã gặp Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev ngay sau khi ông đặt chân xuống Nga.Thông cáo chung sau cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ tuyên bố Nga và Việt Nam lên án các hành động can thiệp vào công chuyện nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, cũng như đơn phương gây căng thằng khu vực và ảnh hưởng hòa bình thế giới.
Trước các cuộc hội đàm, các hãng thông tấn đưa tin Nga đang ngỏ ý muốn quay lại sử dụng cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa, mà hải quân Nga từng đồn trú cho tới khi rút đi năm 2002.
Nội dung này có thể sẽ được đặt ra trong hội đàm cấp cao những ngày tới.
Chỉ huy trưởng hải quân Nga, Phó Đô đốc Viktor Chirkov, nói với hãng RIA Novosti rằng Nga đang "tìm cách thiết lập căn cứ hải quân ở nước ngoài".
Các quốc gia mà Nga nhắm tới là Việt Nam, Cuba và Seychelles.
Phó Đô đốc Chirkov nói Nga đang "thảo luận khả năng lập các trung tâm dịch vụ hậu cần và kỹ thuật của hải quân Nga trên lãnh thổ Cuba, Seychelles và Việt Nam".
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định không cho phép nước ngoài mở căn cứ quân sự ở Cam Ranh, nhưng không rõ liệu mô hình 'trung tâm dịch vụ' có thuộc diện này hay không.

'Ưu tiên Nga'

Tối thứ Năm 26/7, ông Trương Tấn Sang đã tham dự buổi lễ tiếp tân tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nga và có cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga.
Trong đó, ông khẳng định "tình hữu nghị Việt Nam - LB Nga đời đời bền vững".
Theo ông chủ tịch, hai bên đang hướng tới thắt chặt và nâng cao hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; và với tư cách bạn bè truyền thống của Việt Nam, Nga sẽ được Việt Nam dành cho nhiều ưu tiên.
Ông Sang nói: "Sau khi Liên Xô rút quân khỏi Cam Ranh thì chúng tôi chủ trương Cam Ranh trực tiếp do Việt Nam quản lý, một phần sử dụng vào công tác quốc phòng, một phần cho phát triển kinh tế".
"Cảng Cam Ranh về mặt quân sự chúng tôi không chủ trương liên doanh với bất cứ nước nào, mà Việt Nam làm chủ trong việc xây dựng quân cảng của mình. Nhưng chúng tôi sẽ xây dựng một cơ sở sửa chữa tàu, có thể làm dịch vụ cho tất cả các tàu bè của các quốc gia đến sửa chữa và chúng tôi cung cấp dịch vụ hậu cần tại đây."
Cảng Cam Ranh
Việt Nam hứa cho Nga một số 'ưu tiên cần thiết' ở Cam Ranh
Chủ tịch Sang hứa: "Riêng LB Nga, với tư cách bạn bè truyền thống, đối tác chiến lược, thì chắc chắn cũng có những sự ưu tiên cần thiết nhất định trong việc hưởng các dịch vụ ở cảng này".
Ông không nói rõ các ưu tiên này là gì.
Việc mở cơ sở hải quân ở nước ngoài là một trong những tham vọng mà ông Vladimir Putin, người mới quay lại vị trí tổng thống sau cuộc bầu cử tháng Ba vừa qua, đang theo đuổi.
Nga hiện chỉ còn một căn cứ ở Tartus, Syria, quốc gia đang xảy ra chiến sự. Để mở rộng tầm ảnh hưởng tại châu Á-Thái Bình Dương, Nga rất cần hiện diện thường xuyên tại khu vực này.

Hợp tác năng lượng

Hội đàm giữa hai lãnh đạo Việt-Nga tại Sochi, theo cơ quan báo chí của Điện Kremlin, nhằm "xem xét các vấn đề tăng cường hơn nữa đối thoại chính trị song phương và triển vọng mở rộng hợp tác kinh tế hai bên cùng có lợi".
Việt Nam và Nga đã ký Tuyên bố về đối tác chiến lược tháng 3/2001 trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam của Tổng thống Nga.
Nga đang chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Việt Nam, và các tập đoàn dầu khí của Nga hợp tác mạnh với Việt Nam.
Sau cuộc gặp giữa hai ông Trương Tấn Sang và Putin, Nga loan báo cấp cho Việt Nam một khoản vay 10 tỷ đôla, trong đó khoảng 8 tỷ là để xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Bình Thuận.
Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền căng thẳng tại Biển Đông, ông Trương Tấn Sang được tin cũng đang tìm kiếm cam kết của phía Nga trong việc tiếp tục các dự án dầu khí.
Thương mại cũng là một lĩnh vực hai bên muốn mở rộng hợp tác.
Theo bộ phận báo chí của Điện Kremlin, thương mại song phương năm 2011 đạt 3,06 tỷ đôla và đang tăng mạnh, đăđc biệt là xuất khẩu từ Nga.
Các mặt hàng chính xuất khẩu từ Nga cho Việt Nam là máy móc và thiết bị cũng như kim loại và các sản phẩm công nghiệp.
Việt Nam là đối tác mua vũ khí của Nga lớn thứ hai thế giới. Nga đang chuẩn bị giao chiếc tàu ngầm hạng Kilo đầu tiên cho Việt Nam vào năm 2014.

Ý nghĩa pháp lý của bản đồ cổ về Trường Sa, Hoàng Sa: Việt Nam liên tục thực thi chủ quyền


Ý nghĩa pháp lý của bản đồ cổ về Trường Sa, Hoàng Sa:
Việt Nam liên tục thực thi chủ quyền
TT - Trong tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các luận cứ của VN và Trung Quốc trước hết dựa vào quyền phát hiện và chiếm hữu đối với lãnh thổ vô chủ (terra nullius).

Người dân thủ đô Hà Nội xem tấm bản đồ của Trung Quốc (năm 1904) chứng minh điểm cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam - Ảnh: VIỆT DŨNG
"Việc thu thập các tư liệu, bằng chứng lịch sử, trong đó có các bản đồ hành chính do nhà nước Trung Quốc công bố không bao gồm Hoàng Sa - Trường Sa, là việc làm hữu ích và cần thiết để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh pháp lý trong tương lai. Đó là cơ sở giúp chúng ta dựa vào luật pháp quốc tế để phản bác những luận cứ và yêu sách vô lý của Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo này"
Nguyễn Thái Linh
Theo luật quốc tế, bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ vô chủ không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện. Muốn thụ đắc chủ quyền, quốc gia này phải tiếp tục chiếm cứ hiệu quả lãnh thổ đó một cách liên tục. Hai nguyên tắc cơ bản trong việc thụ đắc chủ quyền là nguyên tắc thật sự, tức chiếm hữu thật sự lãnh thổ vô chủ, coi đó như một bộ phận lãnh thổ của mình và thực thi quyền hạn nhà nước, quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý; và nguyên tắc công khai - việc chiếm hữu phải được các quốc gia khác công nhận.
Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thật sự còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus), nghĩa là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ. Các bằng chứng lịch sử của Trung Quốc về quyền phát hiện và chiếm cứ hiệu quả hai quần đảo vốn rất ít ỏi và không vững chắc. Trung Quốc chưa bao giờ chứng minh được một sự chiếm cứ thông thường, một sự quản lý hành chính hữu hiệu hay một sự kiểm soát chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đến tận khi Thế chiến hai kết thúc.
Một trong những cách thể hiện ý chí thực thi chủ quyền đối với một lãnh thổ là thể hiện nó trên bản đồ hành chính của nhà nước. Việc các bản đồ cổ của Trung Quốc, trong đó có tấm bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc công bố năm 1904 được thực hiện dưới thời nhà Thanh, không bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy nhà nước Trung Quốc không coi các quần đảo này là một phần lãnh thổ của mình, không quản lý hành chính và không thể hiện ý chí chiếm hữu chúng.
Cho đến năm 1947, hầu hết bản đồ Trung Quốc đều thể hiện cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Chúng cho thấy luận cứ của Trung Quốc dựa trên quyền chiếm hữu lãnh thổ vô chủ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có đầy đủ các yếu tố vật chất và tinh thần, không đáp ứng được yêu cầu của luật pháp quốc tế. Đây đồng thời cũng là bằng chứng phản bác lại yêu sách của Trung Quốc đối với chủ quyền trên biển Đông theo bản đồ đường lưỡi bò mà họ gọi là”ranh giới lịch sử”, một khái niệm hoàn toàn không được luật pháp quốc tế công nhận.
So sánh với các bằng chứng của Trung Quốc, luận cứ của VN vững chắc hơn nhiều. Các tài liệu chính thức của nhà nước VN từ thế kỷ 17 như Đại Nam thực lục tiền biên (1600-1775), Toàn tập Thiên Nam thống chí lộ đồ thư (1630-1653), Phủ biên tạp lục (1776), Đại Nam thực lục chính biên (1848), Đại Nam nhất thống chí (bộ sách địa lý lịch sử chung của Đại Nam 1865-1882), Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876)... cho thấy từ thế kỷ 16, nhà nước VN đã thực thi liên tục chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa.
Điều quan trọng là việc thực thi chủ quyền này diễn ra hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, và có đầy đủ cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần.
NGUYỄN THÁI LINH
(thạc sĩ Công pháp quốc tế, Quỹ nghiên cứu biển Đông)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin về bản đồ Trung Quốc 1904
Trong hai ngày 26 và 27-7, các báo mạng Trung Quốc là Tân Lãng và Ngôi Sao Chứng Khoán đã cho dịch lại và đăng tải gần như toàn bộ nội dung liên quan đến tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” từ thông tin của Tuổi Trẻ và các tờ báo khác tại VN. “VN tự xưng tìm được bản đồ cổ đời nhà Thanh, nói Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa) thuộc về VN?” là tựa đề bài viết trên mạng Quân sự của báo Tân Lãng.
Trong nội dung bài, Tân Lãng và Ngôi Sao Chứng Khoán đăng lại hình ảnh gốc của tấm bản đồ và dùng nguyên văn cụm từ “quần đảo Hoàng Sa” và “quần đảo Trường Sa”. “Bản đồ được vẽ và xuất bản thời kỳ nhà Thanh của Trung Quốc năm 1904, trong đó ghi chép cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng (báo Trung Quốc gọi tiến sĩ Mai Hồng) sẽ tặng tấm bản đồ cho viện bảo tàng lịch sử quốc gia” - Tân Lãng viết.
Tân Lãng thừa nhận “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” năm 1904 xuất bản tại Thượng Hải, được tái bản năm 1910 và dẫn lại lời phát biểu của nhà sử học Dương Trung Quốc rằng tấm bản đồ là “một nhân tố mới” trong cuộc đấu tranh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Trang mạng này còn dẫn nguyên văn lời các chuyên gia khác của VN

Giảm dần phụ thuộc vào nợ nước ngoài


Giảm dần phụ thuộc vào nợ nước ngoài
- Ngày 27-7, Chính phủ đã ban hành quyết định 958 phê duyệt chiến lược về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, cơ cấu danh mục nợ, điều kiện vay, sử dụng vốn vay cần điều chỉnh theo hướng tăng tỉ lệ nợ trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của quốc gia, đảm bảo khả năng trả nợ, cơ cấu tỉ lệ dư nợ nước ngoài của Chính phủ giảm xuống dưới 50%.
Quyết định cũng nêu rõ định hướng huy động vốn theo hướng vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng.
Tập trung huy động tối đa nguồn vốn vay viện trợ phát triển (ODA), thận trọng với nguồn vốn vay thương mại nước ngoài.
Việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng phải nằm trong hạn mức vay thương mại nước ngoài hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Người khỏi bệnh HIV khởi động dự án phòng chống AIDS mới


Người khỏi bệnh HIV khởi động dự án phòng chống AIDS mới

 Người đàn ông đầu tiên và duy nhất khỏi bệnh AIDS nói rằng ông đang gây dựng một quỹ tài trợ nhằm chữa trị cho những người bị bệnh như mình.

 

Người khỏi bệnh HIV khởi động dự án phòng chống AIDS mới
Timothy R. Brown tham dự một cuộc họp báo công bố thành lập quỹ Timothy Ray Brown vào ngày 24/07/2012, tại Washington, DC.  
Tuyên bố về trường hợp khỏi AIDS đầu tiên trên thế giới được công bố tại Hội nghị quốc tế AIDS lần thứ XX (tháng 6/2011). Tuy nhiên, thời điểm đó vẫn còn 1 số nghi ngại nhất định rằng vi-rút HIV vẫn ẩn náu đâu đó trong cơ thể ông. Và lần xuất hiện mới nhất này tại Hội nghị  tế AIDS  lần thứ XIX, diễn ra tại WashingtonDC,Timothy R. Brown đã khẳng định: “Mặc cho những gì bạn có thể đã nghe nói gần đây, tôi đã chữa khỏi bệnh AIDS. Tôi đã chữa khỏi và sẽ vẫn chữa khỏi”.

Lời tuyên bố này nhằm vào một báo cáo gần đây cho rằng vi-rút HIV có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể. Đó là báo cáo của các nhà nghiên cứu ởCalifornia về dấu vết vi-rút HIV tìm thấy trong các mô của Brown nhưng các chuyên gia điều trị cho ông khẳng định những dấu vết đó không có sự sống và không thể tái tạo.
 
 Người khỏi bệnh HIV khởi động dự án phòng chống AIDS mới
Nữ diễn viên Sharon Stone bắt tay Timothy Ray Brown,ngưởi đàn ông chữa khỏi bệnh AIDS, tại sự kiện “Annual Kiehl’s Since 1851 Life Ride For amfAR” lần thứ 3, diễn rangày 20/07/2012, tại Whasington, DC.

Và đây cũng là bước chuyển lớn lao của bệnh nhân chữa khỏi AIDS đầu tiên, từ việc giấu danh tính dưới cái tên “bệnh nhân Berlin”, đến việc xuất hiện trước các phương tiện truyền thông và giờ đây là kêu gọi thành lập nên quỹ Timothy Ray Brown nhằm thu hút tài trợ cho nghiên cứu chữa trị bệnh AIDS.

“Tôikhông lựa chọn trở thành bệnh nhân Berlin. Tôi chỉ là một người đã tham gia vào một phương pháp điều trị tiên tiến nhằm chữa khỏi bệnh AIDS. Giờ, tôi lựa chọn dâng hiến cuộc sống của tôi, cơ thể tôi và câu chuyện của tôi để tìm cách chữaAIDS cho tất cả mọi người, những người đã và sẽ bị căn bệnh này trước khi phương pháp điều trị được tìm thấy”.
 Người khỏi bệnh HIV khởi động dự án phòng chống AIDS mới
Timothy R. Brown trả lời câu hỏi trong cuộc họp báo công bố thành lập quỹ Timothy Ray Brown vào ngày 24/07/2012, tại Washington,DC.

Trên thực tế, Timothy là bệnh nhân duy nhất sống sót sau ca mổ gấy ghép tế bào gốc từ tuỷ xương trong số 10 bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật này. 9 người còn lại đã không thể chống lại được căn bệnh ung thư. Và cho đến nay, mặc dù vi-rút HIV biến mất khỏi cơ thể Timothy nhưng bệnh máu trắng vẫn hành hạ. Timothy Brown đã phải trải qua cuộc cấy ghép “thập tử nhất sinh” lần thứ2 và đã bị một số tổn thương thần kinh khiến cho việc đi lại khá khó khăn.

Timothy cũng không khuyên bất cứ ai nên thử cách điều trị ông đã từng trải qua để nuôi hy vọng được chữa khỏi HIV. “Tôi bị bệnh máu trắng và ghép tế bào gốc là cách duy nhất để tôi sống sót. Tôi còn phải phẫu thuật1 lần nữa và hy vọng sẽ không có kết cục tồi tệ. Đã rất nhiều lần tôi cảm thấy như có thể chết đi, tôi đã ước như vậy. Nhưng tôi đã sống sót. Tôi có 1 ý chí sống mãnh liệt và đó là lý do tại sao tôi vẫn còn ở đây”.
 Người khỏi bệnh HIV khởi động dự án phòng chống AIDS mới
Timothy Ray Brown và Kenneth Cole trong sự kiện“Together to End AIDS: An Evening To Benefit amfAR and GBCHelth” tại trung tâm John F. Kennedy dành cho Nghệ thuật biểu diễn vào ngày 21/07/2012.
 
“Các kỹ thuật cấy ghép mà Timothy Ray Brown đã trải qua là vô cùng phức tạp và đe dọa tính mạng. Nó chỉ được thực hiện trong những tình huống đặc biệt. Đó không phải là “cách chữa trị” mà chúng ta đang tìm kiếm. Tuy nhiên, nó khiến cho chúng ta tin rằng HIV là có thể chữa được. Và cho đến lúc đấy, việc sử dụng bao cao suthường xuyên vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ mình và mọi người khỏi căn bệnh thế kỉ”, JasonWarriner, Giám đốc TT Y tế Terrence Higgins Trust, cho biết.

Người mắc bệnh gút đang lạm dụng thuốc giảm đau


Người mắc bệnh gút đang lạm dụng thuốc giảm đau

(Dân trí) - “Gút là bệnh khớp hầu như có thể điều trị được, nhưng đã được điều trị cẩu thả nhất”. Hơn 60% bệnh nhân nhập viện đã chuyển sang giai đoạn gút mạn tính làm giảm chức năng gan, suy thận, loét dạ dày… nguyên nhân do dùng thuốc chống viêm, giảm đau kéo dài.

GS Hoàng Khải Lập, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu bệnh gút cho biết: Thống kê tại Mỹ cho thấy hiện nước này có tới 2,1 triệu người bị gút, trong đó 4,2% bệnh nhân gút mạn tính đã bị kháng trị với tất cả các loại thuốc điều trị hiện có. Tại Việt Nam đang tồn tại một thực trạng đáng lo ngại bởi rất ít bệnh nhân gút điều trị liên tục theo một bác sỹ để được kiểm soát. Do nôn nóng trong điều trị, nhiều người đi khắp các bệnh viện… khi bế tắc họ tự tìm mua thuốc điều trị, ai mách ở đâu có thuốc “tốt” cũng mua về uống mà không cần tìm hiểu nguồn gốc và công dụng thực của thuốc.
 
Lạm dụng thuốc giảm đau sẽ khiến bệnh gút nặng thêm
Lạm dụng thuốc giảm đau sẽ khiến bệnh gút nặng thêm
Hơn 60% bệnh nhân khi đến Viện Gút đã chuyển sang giai đoạn gút mạn tính có nhiều u cục tophi, kèm theo suy giảm chức năng gan, suy thận, sỏi thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, viêm loét dạ dày, tá tràng… Trong đó khoảng 5% đã bị biến chứng nặng như phù nề, giữ nước, loãng xương, các khớp bị phá hủy gây biến dạng khớp, tophi vỡ khiến nhiễm trùng kéo dài…Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do lạm dụng các loại thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc có Dexamethason.
GS Hoàng Khải Lập nhận định: “Gút là một bệnh khớp hầu như có thể điều trị được, nhưng đã được điều trị cẩu thả nhất. Điều trị cẩu thả nhất ở đây không phải là không có thuốc tốt để kiểm soát các cơn gút cấp tái phát mà do chủ quan, nhiều bệnh nhân cẩu thả trong dùng thuốc, cẩu thả trong sinh hoạt ăn uống để bệnh tiến triển nặng”.
Giáo sư khuyến cáo, những bệnh nhân bị biến chứng, kháng trị với các loại thuốc điều trị gút chưa phải đã hết thuốc chữa, họ vẫn có thể đáp ứng và phục hồi tốt nếu hỗ trợ điều trị bằng thảo dược. Kết quả điều trị không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà còn phụ thuộc vào việc kiểm soát điều trị, trong đó sự tự giác tuân thủ, phối hợp và kiên trì điều trị của bệnh nhân vẫn là yếu tố quan trọng nhất để chiến thắng bệnh gút.

Cảm xúc Hoàng sa-Biển đảo


"Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa."


Tháng 3-1988: Lúc ấy Ba đã học lớp 11. Cái buổi chiều đông ngày hôm ấy, Ba cùng ông Nội đã sững sờ khi nghe cô phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam đọc chậm danh sách những cán bộ - chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh và mất tích trong khi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma. Không thể diễn tả cảm xúc lúc ấy, chỉ biết rằng, đến bây giờ hình như vẫn còn nguyên trong Ba: Uất ức - bức bối như thể có tảng đá đang đè trên ngực (Cảm giác này càng nhân lên gấp bội và thành ám ảnh khi Ba ra với Trường Sa). Ngay sáng ngày hôm sau, cái lớp 11B3 của Ba ngày ấy đã không thể học được và hết thảy, những thằng con trai trong lớp đã làm đơn tình nguyện đi bộ đội, cùng con trai các lớp khác kéo đến đứng đen đặc, câm lặng trước phòng thầy Hiệu phó cũng đang đỏ hoe mắt vì có con trai đang đóng quân trên quần đảo Trường Sa.


Kiến thức cần biết:
1956:Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa
1974:Trung Quốc chiếm tòan bộ quần đảo Hoàng Sa
1988:Trung Quốc bắt đầu chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa
1992:Trung Quốc tiếp tục chiếm thêm một số đảo trên quần đảo Trường Sa
Từ năm 1974 đến nay Trung Quốc cho xây dựng
các cơ sở hạ tầng,sân bay và tập trận  trên quần đảo Hoàng Sa Trường Sa,giết hại các ngư dân người Việt.

Trung Quốc, Ấn Độ thiết lập sức mạnh hải quân


Tàu sân bay INS Vikramaditya (cựu Đô đốc Gorshkov), Nga tân trang lại cho Ấn Độ, rời bến tại xưởng đóng tàu Sevmash ở thành phố phía bắc Severodvinsk của Nga và đi thuyền vào Biển Trắng trải qua thử nghiệm trên 08 tháng sáu.
Refitted Vikramaditya (Admiral Gorshkov) [File photo]
Tân trang lại Vikramaditya (Admiral Gorshkov) [File ảnh]
Các thử nghiệm được dự kiến ​​kéo dài 120 ngày, và sau khi thử nghiệm trên biển đầu tiên tại Biển Trắng, hãng sẽ thử nghiệm máy bay cất cánh và hạ cánh ở Biển Barents. 

Phi hành đoàn Nga và Ấn Độ sẽ lên nhà cung cấp dịch vụ cho các thử nghiệm trên biển, tuy nhiên các thủy thủ Ấn Độ sẽ chỉ đóng vai trò là quan sát viên.
Vikramaditya là một biến đổi Kiev-lớp tàu sân bay được chính thức gọi là "Admiral Gorshkov". Đô đốc Gorshkov vào dịch vụ trong năm 1987 và đã được gửi cho sửa chữa trong tháng 2 năm 1992. Tuy nhiên, do chủ yếu là một cuộc khủng hoảng tài trợ, hải quân Nga đã quyết định thu hồi từ dịch vụ.
Đồng thời, Hải quân Ấn Độ đang xem xét mua một nhà cung cấp dịch vụ out-of-dịch vụ lớn.
Sau đó, vào năm 2004, Nga và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận cho việc tái thiết của các Đô đốc Gorshkov. Chiếc tàu sân bay riêng của mình miễn phí, tuy nhiên Ấn Độ đã có để có được tân trang lại tại xưởng đóng tàu Sevmash tại một chi phí 750 triệu USD và mua máy bay chiến đấu MiG-29K do Nga chế tạo như máy bay không người lái tàu sân bay của nó. Thời gian giao hàng đã được đặt ra cho năm 2008, nhưng chủ yếu do khối lượng công việc đánh giá thấp và thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng và nâng cấp tàu sân bay của nhà máy đóng tàu, thời gian giao hàng liên tục bị hoãn lại, với chi phí nhảy nhiều hơn $ 2300000000.
Theo yêu cầu của hải quân Ấn Độ, Nga hoàn toàn tân trang lại các Đô đốc Gorshkov. Những cải tiến liên quan đến tước tất cả các vũ khí và radar từ foredeck và mở rộng đáng kể bề mặt của sàn đáp. Foredeck cũng trở thành một bước nhảy trượt tuyết.
Vikramaditya tân trang lại sẽ được trang bị tốt hơn hơn so với nhà cung cấp dịch vụ phục vụ hiện tại của Ấn Độ. Máy bay chiến đấu MiG-29K là tốt hơn người Anh cũ máy bay chiến đấu Sea Harrier, và lực lượng chiến đấu toàn diện của người vận chuyển có thể so sánh với các tàu sân bay hạt nhân máy bay Pháp, Charles de Gaulle.
Ấn Độ hiện đang tham gia xây dựng lực lượng hải quân của mình. Nó bây giờ là trong quá trình xây dựng một tàu Quốc phòng hòa nhiệt độ, mà thực sự là một tàu sân bay, cũng như ba tàu khu trục tên lửa dẫn đường, và ba tàu khu trục tên lửa vô hình. Ngoài ra, nó đã ra lệnh cho một số tàu khu trục tên lửa từ Nga. Nếu tất cả các kế hoạch này được thực hiện thành công, Ấn Độ sẽ không chỉ củng cố vị trí thống trị của mình ở Ấn Độ Dương, nó cũng sẽ có một trong những hàng đầu thế giới năm lực lượng hải quân mạnh nhất.
Liên Xô trước đây đã có lực lượng hải quân lớn thứ hai của thế giới trong Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, kể từ khi sụp đổ của Liên Xô, hải quân Nga đã buộc phải ngừng hoạt động nhiều tàu của Trung Quốc do thiếu kinh phí và dây chuyền công nghiệp bị hỏng. Sức mạnh hải quân của Nga có thể không thực sự so với Liên Xô cũ trong Chiến tranh Lạnh. Tai ương kinh tế đã ngăn cản Nga thực hiện đóng tàu quy mô lớn để thay thế các tàu ngừng hoạt động.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Những kiểu uống trà dễ gây mất mạng


Những kiểu uống trà dễ gây mất mạng

Trong một số trường hợp sau, bạn tuyệt đối không nên uống trà.
Uống trà không đúng cách cũng gây ảnh hưởng sức khỏe, nặng hơn có thể dẫn đến mất mạng.
 
1. Khi sốt: Caffeine trong trà khiến thân nhiệt của cơ thể tăng cao, giảm hiệu quả của thuốc.
 
2. Suy nhược thần kinh: Caffeine trong lá trà gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương nên những người có biểu hiện suy nhược thần kinh mà uống trà vào buổi chiều hoặc tối sẽ dễ bị mất ngủ. 
 
3. Bị bệnh gan: Trong trường hợp này, gan sẽ không thể chuyển hóa được chất caffeine trong trà nên sẽ gây hại tới tổ chức gan.
 
4. Khi mang thai: Trà đặc có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của bào thai trong bụng nên các bà bầu nên uống ít hoặc kiêng tuyệt đối loại đồ uống này.
 
5. Viêm loét dạ dày: Trà kích thích sự bài tiết axit trong dạ dày. Uống trà có thể khiến lượng axit được tiết ra nhiều hơn, gây kích ứng với những vùng niêm mạc đang viêm loét.
 
6. Suy dinh dưỡng: Lá trà có tác dụng phân giải chất béo. Vì vậy, với những người thiếu dinh dưỡng nếu thường xuyên uống trà càng khiến cơ thể thiếu hụt lượng chất béo cần thiết, khiến cơ thể thêm suy nhược.

7. Say rượu: Caffeine trong trà gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương. Nếu uống trà sau khi say rượu sẽ làm tim, gan thêm “mệt mỏi”. Uống trà cũng có tác dụng lợi tiểu, dễ khiến lượng aldehyde độc hại trong rượu chưa kịp chuyển hóa đã bài tiết qua thận, gây kích thích mạnh vùng thận, hại thận.
 
8. Dùng nước trà để uống thuốc: Tuy nhiên, theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin, theophylline - gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy, dùng trà để uống thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc bổ máu có chứa sắt hoặc thuốc có chứa protein sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
 
9. Thiếu máu: Axit tannic trong trà khi kết hợp với chất sắt sẽ tạo thành hợp chất không hòa tan, làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, khiến cơ thể không đủ lượng sắt cần thiết. Vì vậy, người bị thiếu máu nên hạn chế uống trà.
 
10. Bị sỏi tiết niệu: Sỏi tiết niệu thường là sỏi calcium oxalate. Trong khi đó, trà lại chứa oxalate - một trong những hóa chất chính dẫn tới việc hình thành sỏi đường tiết niệu.
 
11. Lúc đói: Uống trà lúc bụng rỗng sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, ngăn cản cơ chế tiết dịch vị dạ dày, thậm chí gây viêm dạ dày và các chứng “say trà” thường gặp như tim đập nhanh, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Uống trà khi đói còn ảnh hưởng tới quá trình hấp thu protein của cơ thể.
 
12. Sau khi ăn: Trước hoặc sau khi ăn cơm 30 phút đều không nên dùng trà. Nếu uống vào lúc này, trà sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thực phẩm. Trong trà chứa oxalate, có phản ứng với chất sắt và protein trong thức ăn.
 
13. Trà để qua đêm: Axit tannic trong nước trà để lâu, đặc biệt là để qua đêm tăng lên sẽ có hại cho người bị gút hoặc người có lượng axit uric cao trong máu. Vì vậy, uống trà sau khi pha 4-6 phút là hợp lý nhất.
 
14. Uống nước đầu: Hiện nay, trong quá trình trồng trọt, gia công, đóng gói thành phẩm, các loại trà không tránh khỏi bị nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón, bụi đất… Vì vậy, thói quen uống trà bỏ qua nước đầu là rất hợp lý. Nước đầu chỉ có tác dụng rửa sạch trà. Loại bỏ phần nước này, rồi tiếp tục pha trà, sẽ giúp khử được những tạp khuẩn có hại cho sức khỏe con người.
 
15. Khi bị bệnh tim mạch: Những người có nhịp tim quá nhanh, rung tâm nhĩ… nên kiêng uống trà. Chất caffeine, theophylline trong trà đều có khả năng tăng cường cơ năng của tim. Vì vậy, việc uống nhiều chất lỏng này sẽ khiến tim đập nhanh hơn, bệnh tình thêm trầm trọng. 
 
16. Uống trà khi bị cao huyết áp: Lượng caffeine trong trà có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, khiến huyết áp tăng cao. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên hạn chế uống trà, đặc biệt là trà đặc để đảm bảo sức khỏe.

Tàu cá Quảng Ngãi lại bị bắt ở Hoàng Sa


Tàu cá Quảng Ngãi lại bị bắt ở Hoàng Sa


Tàu phục vụ cho ngư dân ở Hoàng Sa
Ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt nhiều năm nay ở khu vực Hoàng Sa
Tin cho hay trong tuần qua Trung Quốc bắt sáu tàu của ngư dân Quảng Ngãi, sau thả ba tàu với 30 người về nước, còn giữ ba tàu.
Các báo trong nước nói hai tàu QNg 94411TS và QNg 44867TS bị bắt hôm 5/7 sau khi gặp tai nạn phải cập vào đảo Hải Nam. Phía Trung Quốc giữ lại một tàu cùng toàn bộ trang thiết bị, cho tàu kia về nước cùng tổng số 11 ngư dân của cả hai tàu.

Cùng ngày, hai tàu QNg 94779TS và tàu QNg 94096TS với tám ngư dân bị bắt và cũng sau ba ngày thì một tàu được thả cùng tất cả số ngư dân trên cả hai tàu.
Vụ thứ hai xảy ra ngay ngày hôm sau, 6/7, với hai tàu QNg 94484TS và QNg 96845T. Sau ba ngày, Trung Quốc thả một tàu cũng cùng với 11 ngư dân.
Toàn bộ số ngư dân đều là từ tỉnh Quảng Ngãi, vốn tham gia đánh bắt nhiều năm nay tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Đa số ngư dân nói trên đều đã về tới Sa Kỳ, Quảng Ngãi, đêm thứ Hai 9/7.
Tuy nhiên ba tàu cá hiện đang bị Trung Quốc giữ thuộc loại công suất lớn, giá trị cao, và việc bắt giữ này gây thiệt hại lớn cho các ngư dân Quảng Ngãi.
Tình trạng tàu cá Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt khi hoạt động gần Hoàng Sa xảy ra khá thường xuyên.
Thông thường Trung Quốc tịch thu hết trang thiết bị, đòi nộp tiền phạt rồi mới cho ngư dân về nước.
Căng thẳng ở Biển Đông đang lên cao sau việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việt Nam nổi lên như là một nhà lãnh đạo ở khu vực Đông Nam Á


Việt Nam nổi lên như là một nhà lãnh đạo ở khu vực Đông Nam Á
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nhận xét rằng Việt Nam đã nổi lên như là một nhà lãnh đạo ở khu vực Hạ Mê-công và Đông Nam Á, và Hoa Kỳ cùng Việt Nam chia sẻ lợi ích chiến lược quan trọng đó.
Chiều 10-7, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đang ở thăm chính thức Việt Nam.
Mong Hoa Kỳ sẽ là nhà đầu tư số 1 ở Việt Nam
Phát biểu trong cuộc gặp với báo giới sau hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho hay ông mong muốn Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. “Đây là lĩnh vực, quan hệ quan trọng giữa hai bên. Đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp có tiếng của Hoa Kỳ đã vào Việt Nam như GE, Microsoft, Exxon Mobil... Mong rằng thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Thương mại và đầu tư giữa hai nước tiếp tục phát triển khi Việt Nam và Hoa Kỳ, các thành viên khác trong đối tác thương lượng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoàn thiện và mở nhiều cơ hội cho việc tăng cường thương mại, kinh tế cũng như đầu tư giữa hai nước", ông nói. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, cùng đi với Ngoại trưởng Hillary Clinton có hơn 20 doanh nghiệp và ông “hy vọng rằng có nhiều cơ hội kinh doanh đầu tư được mở ra sau chuyến thăm này”.
Nhấn mạnh kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ tiếp tục là "trọng tâm và động lực cho quan hệ song phương", Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng cho hay ông kỳ vọng  TPP sắp đi đến ký kết, sẽ mở ra những cơ hội hợp tác cho hai bên. Từ vài chục triệu USD thương mại song phương năm 1995, kim ngạch đã lên đến 22 tỉ USD vào năm 2011.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary cũng nói bà cảm thấy rất tuyệt vời khi trở lại Việt Nam lần thứ 3 để “thấy những thay đổi và tiến bộ” trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai nước đã làm việc trên các lĩnh vực hợp tác từ an ninh hàng hải, hợp tác cứu trợ thảm họa thiên tai, không phổ biến vũ khí, y tế công cộng cho đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại, giải quyết các vấn đề hậu chiến tranh như rà phá bom mìn, tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh, da cam/dioxin....
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hillary Clinton trước khi hội đàm. 
“Việt Nam đã nổi lên như là một nhà lãnh đạo ở khu vực Hạ Mê-công và Đông Nam Á, và Mỹ cùng Việt Nam cũng chia sẻ lợi ích chiến lược quan trọng đó”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói.
Hoa Kỳ cam kết cùng Việt Nam giải quyết hậu quả chiến tranh
Một trong những lĩnh vực hợp tác được hai bên nhấn mạnh là giải quyết các vấn đề hậu chiến tranh, trong đó có rà phá bom mìn, giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin, tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh (MIA). Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Việt Nam mong muốn Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động rà phá bom mìn, tẩy độc đi-ô-xin và hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin ở Việt Nam”. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định cam kết cùng Việt Nam giải quyết các vấn đề này theo kế hoạch dài hạn, không chỉ theo từng năm một, trong đó Việt Nam đã đề cập việc cho phép khối tư nhân tham gia vào nỗ lực giải quyết các vấn đề này.
“Chúng tôi đã làm việc tích cực, đảm bảo rằng Hoa Kỳ đang giải quyết những di sản của chiến tranh để lại. Chúng tôi đã có những cam kết gia tăng tài chính... Về lĩnh vực tìm kiếm tìm kiếm người Mỹ mất tích, Hoa Kỳ đánh giá cao sự hợp tác của Việt Nam trong hai thập kỷ qua... Đã có gần 700 hài cốt được trao trả song hiện còn 1.300 người vẫn mất tích. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Việt Nam đã thông báo cho mở rộng thêm khu vực tìm kiếm. Hai bên sẽ còn nhiều việc phải làm”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ  phát biểu.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết ông và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất trí thúc đẩy hợp tác trên các diễn đàn đa phương, khu vực, vì lợi ích chung, lâu dài của hai nước, vì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. “Chúng tôi cũng tiếp tục trao đổi việc duy trì hòa bình, ổn định hợp tác an toàn, an ninh hàng hải ở Biển Đông. Hai bên nhất trí rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật Biển 1982, đồng thời tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông được ký giữa ASEAN và Trung Quốc”, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói.
Ngoại  trưởng Hillary Clinton đánh giá cao đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và những nỗ lực kiềm chế căng thẳng và tìm kiếm giải pháp ngoại giao. “Hoa Kỳ trông đợi ASEAN sẽ đạt được tiến bộ với Trung Quốc trong việc thống nhất Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm bảo đảm rằng dù có tranh chấp nảy sinh, các bên vẫn giải quyết bằng phương pháp hòa bình thông qua sự đồng thuận theo nguyên tắc luật pháp quốc tế”, bà Hillary Clinton nói.
Chiều 10-7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến chào xã giao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, gặp cộng đồng doanh nghiệp hai nước và chứng kiến lễ ký một số văn kiện về kinh tế, thương mại. Bà Hillary Clinton cũng tham dự lễ kỷ niệm 15 năm chương trình học bổng Fulbright ở Việt Nam.